Nắng Xuân thật đẹp

Chỉ có Thuyền mới hiểu Biển mênh mông nhường nào.

Mùa thu đã đến rồi

Những chiếc lá vàng rơi khắc khoải.

Bình yên của sóng

Trong xanh và mát mẽ.

Bờ biển đẹp

Tiếng sóng biển âm vàng.

Cảnh sắc của một vùng quê

Một cuộc sống bình yên - không vội vã xô bồt.

Thứ Tư, 22 tháng 4, 2015

Tập 6 thói quen này cuộc đời bạn sẽ thay đổi ngay hôm nay!

Tập 6 thói quen này cuộc đời bạn sẽ thay đổi ngay hôm nay!
Mặc dù cùng điểm xuất phát nhưng tại sao có người đạt được đỉnh cao thành công còn phần lớn người khác thì không? Phần lớn điểm mấu chốt là họ có sự kiên định, ước mơ lớn và tính kỷ luật.


Tập 6 thói quen này cuộc đời bạn sẽ thay đổi ngay hôm nay!
Mặc dù cùng điểm xuất phát nhưng tại sao có người đạt được đỉnh cao thành công còn phần lớn người khác thì không? Phần lớn điểm mấu chốt là họ có sự kiên định, ước mơ lớn và tính kỷ luật. Tuy nhiên không đây là những tính cách không phải tự nhiên hình thành mà được rèn giũa từ nhiều thói quen. Sau đây là 6 thói quen tốt bạn nên học tập từ họ.
Thói quen 1: Lập danh sách việc phải làm từ tối hôm trước
Việc lập danh sách, lên kế hoạch cho ngày hôm sau là chìa khóa giúp cải thiện hiệu suất làm việc cũng như thành công của bạn. Thường những người thành công trên thế giới có thói quen viết ra những điều này mỗi tối trước khi đi ngủ để chuẩn bị cho ngày hôm sau của mình.
Thực hiện: Thói quen này không hề khó khăn và bạn hoàn toàn có thể thực hiện được. Việc đầu tiên bạn cần làm là xác định cho mình việc nào quan trọng nhất trước, đánh dấu số 1 và tuần tự với những việc khác. Hãy hoàn thành nhiệm vụ này trong buổi sáng để truyền cảm hứng cho cả ngày của bạn. Tuy nhiên bạn cũng không nên tham lam đặt ra quá nhiều việc trong 1 ngày.
Thói quen 2: Trí não, cơ thể và tâm hồn
90% những người siêu thành công đều tập luyện thể dục hay dành thời gian cho những hoạt động chăm sóc sức khỏe tại một số thời gian trong ngày. Thiền định có vẻ là một thói quen phổ biến ngày càng gia tăng của những người thành công. Nhiều người cho rằng thiền định tăng hiệu quả nghỉ ngơi gấp 2 lần so với một giấc ngủ ngắn.
Thực hiện: Bạn có thể thực hiện rèn luyện với thời lượng như sau:
05-10 phút: Những bài tập thở
15-20 phút:  Thiền
20-30 phút: Ăn uống lành mạnh
20-60 phút: Tập thể dục (Gym, chạy, bơi, đạp xe, Yoga)
Thói quen 3: Thiết lập mục tiêu và hình ảnh hóa
95% những người đạt được thành công đều viết ra những mục tiêu, kế hoạch hay tầm nhìn của họ về sự thành công một cách thường xuyên. Họ thường làm điều này vào buổi sáng khi trạng thái tinh thần tốt nhất nhằm chuẩn bị cho những thách thức trong ngày trên con đường tới thành công.
Doanh nhân Grant Cardone thậm chí còn viết những mục tiêu 10X mục tiêu của mình ra nhiều lần trong ngày để tiếp tục tập trung vào các kết quả lớn ông muốn đạt được.
Thực hiện: Hãy thử thiết lập mục tiêu theo cách sau:
- Kéo giãn hơn những thứ bạn có thể với tới được.
- Làm tất cả mọi thứ có thể đo lường được.
- Lập những cam kết từ đồng đội và những người hỗ trợ bạn.
- Ghi lại tiến bộ của bạn.
- Và thiết lập những giới hạn thời gian.
Thói quen 4: Lòng biết ơn và tự khích lệ tích cực
Lòng biết ơn và tập trung vào những điều tích cực có vẻ là một ưu tiên phổ biến trong cuộc sống của những người thành công. Nhà khoa học thần kinh đồng thời là tác giả nổi tiếng Joe Dispenza từng chia sẻ: “Nếu bạn đang nói rằng tôi tuyệt vời, tôi là người không thể ngăn cản được nhưng cảm xúc của bạn lại rơi vào sợ hãi thì cơ thể bạn sẽ phản ứng đối lập. Suy nghĩ là ngôn ngữ của não và cảm xúc là ngôn ngữ của cơ thể. Những suy nghĩ bị bật ngược lại bởi chúng không cân bằng với những cảm xúc sợ hãi.
Nếu một người cảm thấy biết ơn và đã thực hành nhiều lần và chân thành như cách họ khẳng định: 'Tôi tuyệt vời, tôi hài lòng "và như vậy ... và nó gắn với hệ thống thần kinh tự trị của họ sau đó sức mạnh thực sự sẽ đến thay vì sự cố gắng che giấu nỗi sợ hãi. "
Thực hiện: Hãy tập biết ơn 3 lần một ngày giữa bạn và chồng/vợ hay một người bạn hoặc thậm chí là bản thân bạn. Chìa khóa của việc biết ơn chính là bạn phải tìm ra được lý do tại sao bạn cảm thấy thế, nó sẽ làm gia tăng mức độ ảnh hưởng. Ví dụ: “Tôi rất biết ơn, hài lòng khi có người bạn đời trong cuộc sống bởi anh ấy/cô ấy luôn ủng hộ, khuyến khích tôi theo đuổi những giấc mơ của mình mà không nề hà bất cứ vấn đề gì.” Điều này nhắc nhở bạn tại sao và có ảnh hưởng sâu sắc hơn là chỉ một tuyên bố mang tính bề nổi.
Thói quen 5: Tự phát triển
Những người thành công luôn tập trung vào khả năng học những kỹ năng mới, đọc sách thực tế hay xem podcast hoặc phỏng vấn, các khóa học quốc tế. Huấn luyện viên nghệ thuật lãnh đạo Simon Sinek cho biết: “Công việc của tôi không bao giờ hoàn thành, chúng tôi thức dậy với cơn đói học hỏi và không ai thực sự là một chuyên gia. Bất kỳ ai nói, “Tôi là chuyên gia trong lĩnh vực…” tức là họ đã đóng cửa tâm trí, ý tưởng bởi họ không bao giờ biết tất cả mọi thứ.”
Thực hiện: Nếu bạn có thể đọc 20 trang sách một ngày, hoặc thậm chí nghe một tiếng podcast, điều này có nghĩa bạn đọc được hơn 36 cuốn sách kiến thức mới mỗi năm.
Thói quen 6: Kết nối
Những người thành đạt hiểu rất rõ giá trị của những mối quan hệ, mạng lưới kết nối của bạn xác định giá trị của bạn. Vì vậy, họ tập một thói quen làm việc với những cầu nối, hợp tác, giúp đỡ những người khác, tham gia các sự kiện xã hội nhằm tạo ra những kết nối cho mình.
Thực hiện: Hãy tạo thói quen gặp gỡ ít nhất một người mới một ngày hoặc theo đuổi 1 người nào đó một ngày.
Nếu bạn là người mới tập những thói quen trên, lời khuyên là bạn nên bắt đầu với 2-3 thói quen trước và rèn chúng thuần thục sẽ khiến bạn bị phá vỡ những cam kết. Đương nhiên ban đầu bạn sẽ cảm thấy không thoải mái cho đến khi nó trở thành một thói quen vô thức của bạn. Điều quan trọng là phải cam kết ít nhất 2 đến 3 tháng thực hiện liên tục như cơ thể tự điều chỉnh của cơ thể bạn để cuộc sống bạn được hình thành, và trở nên khác biệt.

7 thói quen để có một ngày hiệu quả

7 thói quen để có một ngày hiệu quả
Ai cũng có 24 giờ/ngày. Người thành công tận dụng tối đa quỹ thời gian ít ỏi đó trong khi người thất bại để thời gian trôi qua vô nghĩa.

7 thói quen để có một ngày hiệu quả
Đặt đồng hồ báo thức sớm hơn một chút, mỗi ngày của bạn sẽ dài hơn. Một việc làm nhỏ, đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả để giúp bạn làm việc tốt hơn, nắm bắt được nhiều cơ hội và nảy ra được nhiều ý tưởng độc đáo cho công việc của mình.
Chỉ cần có thêm 1-2 tiếng vào buổi sáng, bạn đã tạo ra những tác động rất lớn để đạt được các mục tiêu của mình. Nếu bạn muốn thành công vượt bậc trong cuộc sống cũng như trong công việc, hãy thử thực hiện các thói quen sau:
1. Khởi đầu ngày mới thật sớm
Hầu hết mọi người thành công đều thức dậy và ra khỏi giường vào sáng sớm. Họ biết rằng để có được một ngày hiệu quả, họ cần phải tận dụng lợi thế mỗi phút mà họ có. Không phải trùng hợp ngẫu nhiên mà hầu hết các giám đốc điều hành hàng đầu trên thế giới đều bắt đầu ngày mới trước 6 giờ sáng.
Những CEO hàng đầu thế giới đều thức dậy trước 6 giờ sáng doanhnhansaigon
Những CEO hàng đầu thế giới đều thức dậy trước 6 giờ sáng
2. Tắm và nghĩ đến những ý tưởng lớn
Đi tắm vào buổi sáng không chỉ có tác dụng giúp bạn trông sạch sẽ và gọn gàng hơn, nó còn giúp bạn nảy ra nhiều ý tưởng lớn. Thật vậy, các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng hầu hết các ý tưởng sáng tạo tốt nhất thường được xuất hiện trong khi bạn đang tắm.
Đó là sự kết hợp của các chất dẫn truyền thần kinh được kích hoạt trong não của chúng ta nhờ nước ấm, tâm trạng thoải mái và sự tập trung cao độ - điều mà chúng ta không có được trong ngày khi bị phân tâm, thường xuyên phải giao tiếp, trò chuyện.
3. Luôn cập nhật tin tức
Thế giới luôn vận động không ngừng và điều quan trọng là bạn phải luôn cập nhật những tin tức mới nhất có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp của bạn trước khi đến văn phòng.
Không chỉ đọc báo giấy, bạn nên sử dụng các dịch vụ tin tức trực tuyến hoặc các kênh truyền hình cáp để có thể kịp thời nắm bắt những thông tin mới nhất, nhanh nhất.
4. Kiểm tra và gửi email
Kiểm tra và trả lời tin nhắn email vào mỗi sáng trước khi đến văn phòng sẽ giúp bạn giải quyết được một số lượng công việc đáng kể để có một khởi đầu thuận lợi hơn cho một ngày làm việc dài.
5. Thiết lập 3 ưu tiên hàng đầu
Việc đầu tiên bạn nên làm sau khi ra khỏi phòng tắm là lên danh sách 3 việc cần ưu tiên. Và bạn sẽ thực hiện chúng trong một giờ đầu tiên khi bạn đến văn phòng.
Khi bắt đầu ngày mới, bạn cần xác định những việc cần giải quyết ngay. Thói quen này giúp bạn hoàn thành tốt các mục tiêu, sắp xếp lịch làm việc hiệu quả, hợp lý. Đồng thời, điều này cũng giúp bạn tránh bị xao lãng bởi những việc lặt vặt khác.
6. Nghĩ đến những người thân quan trọng
Sau một ngày làm việc bận rộn, đêm về bạn sẽ rất mệt mỏi, khiến bạn không có thời gian để nghĩ đến những người thân của mình. Vì vậy, hãy dành khoảng thời gian trong lành buổi sáng, trước khi đến văn phòng để lập ra những kế hoạch, hoạt động sẽ cùng tham gia với họ.
Bạn cũng có thể tranh thủ chở con đến trường, ăn sáng cùng vợ hay chồng mình trước khi đi làm. Đừng quên rằng bạn cũng luôn là một phần quan trọng của họ. Việc quan tâm và nghĩ đến người thân của mình giúp bạn cân bằng cuộc sống và công việc, để bạn không chỉ thành công mà còn hạnh phúc.
7. Nạp đầy đủ năng lượng
Đừng quên ăn sáng để nạp đầy đủ năng lượng cần thiết. Bữa ăn sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày để não và cơ thể có thể hoạt động tốt nhất.
Theo các nhà dinh dưỡng, để có đủ protein, bữa sáng cần có sự kết hợp vừa trứng, thịt và sữa cùng với rau xanh... Bạn cũng có thể dùng ngũ cốc ăn kèm với sữa tươi nhưng không nên ăn nhiều loại ngũ cốc có đường, nó không tốt cho sức khỏe.

4 lý do không nên làm việc tại nhà

4 lý do không nên làm việc tại nhà
Sự phát triển của internet tạo ra khả năng kết nối rất cao. Chính điều này cũng làm tăng số lượng những công việc có thể làm tại nhà, hoặc khiến nhiều người càng nghĩ họ hoàn toàn có thể hoàn tất công việc khi không vào công ty.

4 lý do không nên làm việc tại nhà
Sự thoải mái về giờ giấc, tính riêng tư hay vài khoản tiết kiệm khi làm việc tại nhà là điều đáng ghi nhận. Tuy nhiên, tạp chí Forbes lại vạch ra những nhược điểm của lối suy nghĩ và cách làm việc này.
Theo đó, có 4 yếu tố khiến bạn phải suy nghĩ trước khi xin làm việc từ xa:
1. Sự cộng tác
Forbes lấy ví dụ việc một vận động viên luôn toàn diện hơn khi anh ta chơi nhiều môn thể thao khác nhau. Tương tự, khi làm việc với nhiều đối tác, cộng sự khác nhau, người đi làm cũng sẽ phát triển nhiều kỹ năng hơn. Gặp gỡ và cộng tác, chắc chắn sẽ được thực hiện tốt hơn nếu bạn đi làm ở công ty thay vì ngồi nhà.
Một nghiên cứu của công ty thiết kế trụ sở Gensler tại Mỹ cho kết quả, những người cộng tác nhiều, tiếp xúc nhiều trong công việc sẽ hiệu quả hơn và sáng tạo hơn.
2. Tiếp cận tài năng
Nếu làm việc tại nhà, bạn cùng lắm sẽ hoàn thành công việc được giao. Khi làm cùng đồng nghiệp và đối tác tại công ty, bạn có cơ hội học hỏi họ cũng như tránh lỗi họ đã mắc phải.
Sự cộng hưởng sức mạnh cũng là điểm giúp bạn hoàn thiện bản thân hơn.
3. Tăng hiệu suất
Ngồi màn hình máy tính tại nhà, có chắc bạn sẽ không xao nhãng vào việc lướt Facebook, đọc báo, nghe nhạc... hay không? Và cũng không chắc bạn có thể nghĩ tới việc vào tủ lạnh lấy gì đó ăn trong lúc làm.
Những chuyện này sẽ làm mất thời gian, kìm hãm khả năng tập trung của bạn. Nếu ở công ty, sự hạn chế từ cấp trên hoặc những ánh nhìn của đồng nghiệp đã buộc bạn phải tập trung làm việc và nâng cao hiệu suất của mình.
4. Thăng tiến
Không ai sống và vươn lên đỉnh cao nếu thiếu mối quan hệ xung quanh. Forbes nhắc đến khái niệm “văn hóa công ty” cho thấy một người sẽ dễ thăng tiến hơn nếu anh ta thực sự hòa mình vào dòng chảy của công ty, là một phần của nó.
Đừng xem thường những giao tiếp, trao đổi công việc trực tiếp với đồng nghiệp cũng như những hoạt động chung của công ty ở giờ giải lao. Nếu không hòa vào những điều này, bạn tự khắc sẽ là thành phần đầu tiên bị thải loại.

5 thói quen đơn giản giúp tiết kiệm được cả gia tài

5 thói quen đơn giản giúp tiết kiệm được cả gia tài
Kiếm tiền đã khó, giữ được còn khó hơn. Không phải ai trong chúng ta cũng biết chi tiêu và kết cục của kẻ hoang phí tiền bạc thường không mấy tốt đẹp, Business Insider đúc kết.

5 thói quen đơn giản giúp tiết kiệm được cả gia tài

1. Sống đơn giản

Phương châm "sống đơn giản" có thể mang ý nghĩa khác nhau với mỗi người. Tuy nhiên, đối với phần lớn chúng ta, điều này gợi ra hình ảnh về sự từ bỏ - từ bỏ những gì ta yêu quý. Sự thật là bạn có thể giữ lại cho mình rất nhiều điều quý giá bằng cách sống đơn giản (một cách tiết kiệm) trong nhiều khía cạnh.
Ví dụ như bạn có thể thích ăn ngon, nhưng không quan tâm nhiều đến quần áo. Vậy thì bạn có thể mua quần áo hàng thùng và bỏ thêm chút tiền cho đồ ăn. Điều đó không có nghĩa là bạn hoang phí mua đồ ăn.
Bên cạnh đó bạn vẫn cần cắt giảm các khoản chi khác nữa. Những người tiết kiệm được tiền làm như thế này: Họ cắt giảm chi tiêu cho những thứ không cần thiết để tiết kiệm tiền. Bạn sẽ ngạc nhiên về những khoản mình tiết kiệm được.

2. Nhớ rằng "kiến tha lâu cũng đầy tổ"

Nếu bạn chỉ có thể tiết kiệm được vài đôla mỗi tuần, có lẽ tiêu chúng sẽ đơn giản hơn. Tuy vậy nếu tiết kiệm được 15 USD một tuần thì sau 20 năm bạn sẽ có được hơn 62.000 USD (tính cả lãi suất 8%). Còn nếu con số tiết kiệm hàng tuần là 30 USD, thì cuối cùng bạn sẽ có hơn 124.000 USD.
Như vậy liệu có đủ cho bạn dưỡng già? Chắc là không, nhưng đây rõ ràng không phải một khoản tiền nhỏ. Hãy tưởng tượng xem con số sẽ có ý nghĩa ra sao nếu sau này bạn dành khoản đó để mua nhà, hoặc để cho con hay cháu bạn vào ngày sinh nhật thứ 25 của chúng.
Những người lắm tiền hiểu rằng "kiến tha lâu cũng đầy tổ". Họ có thể bán đồ trên eBay, mở tài khoản ngân hàng ưu đãi và nhiều điều khác nữa. Họ không tự cho phép mình tiêu tiền, thay vì thế họ nghĩ xem làm thế nào để nhân chúng lên nhiều lần. 
Hãy học cách tiết kiệm và tiêu tiền đúng lúc, đúng chỗ. Ảnh: Business Insider

3. Đừng coi thường tiền miễn phí

Hầu hết các nhà tuyển dụng đều mời chào bằng các các chính sách hưu trí, cổ phiếu hay những ưu đãi đầu tư khác. Về cơ bản, đó chính là tiền họ cho không bạn vì bạn đã làm việc cho họ.
Vấn đề nan giải ở đây là các nhà tuyển dụng thường sẽ đòi hỏi bạn phải trích một phần trong lương của mình ra cho các khoản đầu tư này trước khi bạn về hưu. Nếu bạn cảm thấy không thừa thãi tiền thì có lẽ sẽ chả thích thú gì khi thấy lương mình bị trừ một khoản.
Làm gì để giàu hơn trong năm 2015?
Dưới đây là 15 bí quyết có thể giúp tình hình tài chính của bạn luôn “thăng hoa” bất chấp biến động kinh tế trong năm 2015 do Business Insider tổng hợp.
Trong khi đó, những người tiết kiệm thành công luôn tận dụng những ưu đãi như thế này. Họ hiểu rằng tiền miễn phí không phải lúc nào cũng sẵn có, và họ sẽ phải nhìn xa trông rộng. Họ thà có nhiều tiền về sau còn hơn có được chút tiền từ bây giờ, kể cả khi họ phải sống đơn giản hơn để đạt được điều đó.

4. Lên kế hoạch tiết kiệm và chi tiêu

Bạn không phải người duy nhất khiếp sợ từ "ngân sách". Chúng ta thường coi "ngân sách" là một điều gì đó rất hạn chế, phá hỏng cuộc vui. Thay vào đó, hãy nghĩ rằng ngân sách chính là chìa khoá tự do. Nếu bạn giữ được nó, bạn sẽ biết chính xác rằng bạn được tiêu bao nhiêu mà vẫn có thể tiết kiệm lâu dài.
Những người giỏi tiết kiệm biết được tiền họ đi đâu về đâu. Họ nắm rõ các hoá đơn và những nghĩa vụ tài chính của bàn thân. Ngoài ra họ cũng đảm bảo rằng vừa thực hiện được những nghĩa vụ đó và vừa dành ra một khoản cho tương lai. Những người này sống mà không lo lắng về tài chính, bởi họ biết rằng vẫn còn tiền cho những điều quan trọng. 
Người tiết kiệm thành công ưu tiên có nhiều tiền về sau hơn có được chút tiền từ bây giờ. Ảnh: Morgaineand Money.

5. Hiểu cách mà bộ não nhận thức về thời gian

Tiết kiệm tiền đòi hỏi bạn phải vượt qua ý muốn tiêu tiền vào những thứ khác. Để làm được điều đó, bạn cần hiểu chính bộ não của mình. Bạn cần nắm được cách thức các loại quảng cáo tác động đến bạn, cũng như hiểu rằng khi mục tiêu còn ở phía xa thì não bạn có xu hướng khiến bạn tin rằng ngày hôm nay còn quan trọng hơn.
Những người tiết kiệm thành công nhìn vào các con số trước khi đưa ra bất cứ quyết định tài chính nào. Họ hiểu rằng nhận thức của họ có thể sai lệch, và vì thế họ thường cân nhắc về logic và các dữ kiện. Một vài người còn nhận ra rằng: quá trình thực hiện mục tiêu càng lâu thì mục tiêu càng có vẻ xa vời. Hãy tìm cách nắm bắt sự phức tạp của bộ não bạn. 
Nếu bạn lớn lên trong nghèo khó, có thể bạn sẽ nhạy cảm hơn về các nhu cầu hay sự thiếu thốn. Bạn thường sẽ tiêu nhiều hơn khi không cảm thấy thoả mãn nhu cầu cá nhân. Hiểu được khía cạnh này về bản thân mình thì bạn sẽ tránh được các phản ứng cảm tính và lựa chọn thông minh hơn.

Thói quen tốt, thói quen xấu

Thói quen tốt, thói quen xấu
Con đường dẫn tới thành công không bao giờ bằng phẳng, nó đòi hỏi nỗ lực để duy trì những thói quen tốt và sự mạnh mẽ, sáng suốt để vượt qua những tật xấu khó bỏ.

[Infographic] Thói quen tốt, thói quen xấu
Con đường dẫn tới thành công không bao giờ bằng phẳng, nó đòi hỏi nỗ lực để duy trì những thói quen tốt và sự mạnh mẽ, sáng suốt để vượt qua những tật xấu khó bỏ.
Theo Phúc An
Doanh nhân Sài Gòn

Thay thói quen, đổi đời

Thay thói quen, đổi đời
Bạn đang tích lũy nhiều thói quen xấu, và đó chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều thất bại trong cuộc sống, công việc. Thay đổi chúng, cuộc đời của bạn sẽ chuyển bại thành thắng.

Thay thói quen, đổi đời
1. Sau thất bại, hãy luôn bắt đầu lại
Tập bỏ dần những thói quen xấu và cố gắng kiên nhẫn đến cùng dù quá trình thực hiện khó khăn và thất bại. Ví dụ, bỏ hút thuốc lá là một việc rất khó khăn và chắc chắn bạn sẽ thất bại rất nhiều lần, trước khi thực sự bỏ được những điếu thuốc đầy quyến rũ.
Thế nhưng, một khi bạn đã thành công, bạn sẽ nhận thấy sức khỏe được cải thiện, tiết kiệm được một khoản tiền kha khá. Và bây giờ, bạn đã hình thành một thói quen tốt hơn, khó bị phá vỡ hơn.
Vì vậy, khi bạn đặt ra mục tiêu để thay đổi thói quen xấu của mình, và cam kết với chính mình rằng – tôi không muốn thất bại – bạn sẽ có thêm sức mạnh và động lực. Trong trường hợp thất bại, bạn có thể một lần nữa cố gắng trở lại càng sớm càng tốt.
2. Xác định các tín hiệu của bạn
Trước khi những hành động xấu có thể trở thành thói quen, chúng đều có những dấu hiệu báo trước cho bạn: chúng từ đâu đến.
Nếu bạn nhận ra, bỗng dưng bạn chi tiêu, ăn uống, mua sắm, uống rượu… quá mức cần thiết, bạn hãy tìm hiểu nguyên nhân. Có thể bạn đang căng thẳng, mệt mỏi, chán nản… và tìm đến chúng như một cách giải tỏa.
Một khi đã tìm ra được nguyên nhân dẫn đến thói quen xấu, bạn có thể tìm được cách ngăn chặn chúng trước khi mọi thứ tệ đi.
3. Phá vỡ thói quen xấu bằng thói quen tốt
Thật khó khăn để thay đổi những thói quen xấu ngay lập tức. Thậm chí, bạn sẽ mệt mỏi, chán nản nếu trong đầu luôn ám ảnh những khẩu hiệu: “Phải giảm cân”, “Bỏ hút thuốc”, “Không đi làm trễ”.
Bí quyết để bạn đi qua những ám ảnh này là bắt đầu nghĩ nhiều hơn đến những thói quen tốt, lành mạnh. Những suy nghĩ tích cực sẽ cho bạn thêm động lực, sự hứng khởi thay vì mệt mỏi khi nghĩ về những khuyết điểm của mình.
Ví dụ, bạn có thể nghĩ “chạy bộ buổi sáng” thay vì “ Phải giảm cân”; “nhai kẹo cao su” thay vì “phải bỏ thuốc lá”, “thức dậy sớm” thay vì “không đi làm trễ”.
Sẽ mất khá nhiều nỗ lực trong vài ngày đầu tiên, nhưng sau một thời gian những thói quen mới sẽ tự động được thực hiện để thay thế những thói quen xấu cũ.
4. Thay đổi môi trường, tạo động lực cho chính mình
Để thay đổi những thói quen không tốt, ý chí thôi chưa đủ. Những người thường tuyên bố về quyết tâm của mình lại thường thất bại rất nhanh.
Bạn cần có những phương pháp cụ thể hơn để thay đổi thói quen của mình: đó là thay đổi môi trường.
Ví dụ, một người sẽ bỏ hút thuốc dễ dàng hơn khi có một công việc mới. Khi có một lịch trình mới, chỗ làm mới, không còn ngồi cùng phòng với những người hút thuốc, nơi làm việc cấm hút thuốc lá, hay đơn giản từ văn phòng của bạn đến chỗ có bán thuốc lá quá xa, bạn đã được tiếp thêm sức mạnh, sự thuận lợi để bỏ thuốc.
Nếu bạn đang cố gắng để cải thiện việc ăn uống, có lẽ bước quan trọng nhất là tránh xa những món ăn vặt; không đi mua sắm khi đói bụng...
Nếu muốn tập thể dục buổi sáng, bạn có thể tự tạo điều kiện thuận lợi cho mình: mua bộ đồ thể thao thật đẹp, khiến bạn muốn mặc chúng ra đường vào sáng sớm, để chúng ở nơi bạn dễ thấy và mặc chúng.
Sau đó, bạn chỉ cần chắc chắn, mỗi ngày, vào đúng giờ đã định bạn sẽ bắt đầu tập thể dục. Chính sự lặp đi lặp lại đều đặn đó sẽ tạo thành thói quen tốt cho bạn, như bạn phải đánh răng, rửa mặt vào buổi sáng vậy.
5. Vạch trần những giả định sai của bạn
Những giả định sai sẽ góp phần củng cố những thói quen xấu. Có phải chúng ta thường nói với bản thân những câu như:
- “Tôi đang rất căng thẳng. Tôi cần một điếu thuốc để lấy lại bình tĩnh”
- “Ngày trả nợ còn rất xa. Sẽ chẳng có vấn đề gì đâu”
- “Tôi có tập thể dục thì cũng sẽ luôn béo ú và lười biếng”
- “Tôi đã thất bại nhiều lần trước đó rồi, và tôi sẽ chỉ thất bại thêm một lần nữa thôi”
Sự thật là những câu nói có vẻ rất hợp lý này đều không đúng sự thật. Đó là những nhận định sai lầm khiến tiềm thức của bạn chấp nhận những thói quen đó như một thực tế không bao giờ có thể thay đổi được.
Để thay đổi những điều đó, bạn có thể tự nói với mình những điều tích cực hơn như:
- Có 85% người không hút thuốc và họ đã tìm ra cách khác để đối phó với sự căng thẳng.
Bỏ những giả lập sai về việc hút thuốc, uống rượu, dùng chất kích thích giúp bạn từ bỏ thói quen xấu doanhnhansaigon
Bỏ những giả lập sai về việc hút thuốc, uống rượu, dùng chất kích thích giúp bạn từ bỏ thói quen xấu
- Vấn đề không phải là bạn đang nợ bao nhiêu, bạn chắc chắn sẽ cảm thấy thoải mái hơn nếu trả trước một phần nợ mình đang vay. Việc đó cũng sẽ không làm bạn quá căng thẳng hay thiếu hụt ngay lập tức.
- Bất cứ ai cũng có thể đứng lên khỏi chiếc ghế và bắt đầu đi bộ. Bạn không cần phải trở thành một vận động viên Olympic để trở nên năng động hơn.
- Bạn có thể thất bại 100 lần miễn là bạn thành công một lần. Như vậy là đủ.

Thứ Ba, 21 tháng 4, 2015

6 bí quyết hoạt động cộng đồng hiệu quả

6 bí quyết hoạt động cộng đồng hiệu quả
Bạn hoàn toàn có thể làm gia tăng lợi nhuận cho công ty, thậm chí góp phần thay đổi thế giới nếu biết cách tổ chức các hoạt động cộng đồng hiệu quả.

6 bí quyết hoạt động cộng đồng hiệu quả
Trong năm 2013, các công ty ở Mỹ đã chi gần 18 tỷ USD để tổ chức các chiến dịch hỗ trợ cộng đồng, và con số này hứa hẹn sẽ ngày càng gia tăng. Bởi vì theo một nghiên cứu xã hội về quản lý nguồn nhân lực, công ty càng thực hiện tốt các chương trình thể hiện trách nhiệm cộng đồng càng chiếm được nhiều cảm tình của khách hàng, đối tác lẫn lòng trung thành của nhân viên.
Theo Anthony Ingham - Phó chủ tịch phụ trách khu vực Bắc Mỹ của Tập đoàn khách sạn Starwood, việc tung ra một chương trình hoặc chiến dịch hoạt động cộng đồng hiệu quả vừa giúp góp phần thay đổi xã hội vừa tạo ra một tinh thần kinh doanh tuyệt vời.
Vậy doanh nghiệp cần làm thế nào để có thể tạo ra được những chương trình hoặc chiến dịch hoạt động ý nghĩa và tác động mạnh mẽ đến cộng đồng? Anthony Ingham đã chia sẻ 6 bí quyết thiết thực sau đây:
1. Chọn mục tiêu hợp lý cho chiến dịch
Đây nên là yếu tố nên được đặt lên hàng đầu, Anthony Ingham nói. Ví dụ như chuỗi khách sạn W đã thực hiện cam kết dài hạn về việc hỗ trợ tối đa cho cộng đồng LGBT.
Trong trường hợp này, mục đích mang tính lâu dài sẽ giúp chiến dịch có thêm nhiều tác động tích cực đến xã hội và nhận được nhiều sự ủng hộ hơn từ cộng đồng.
2. Kết nối với khách hàng
Theo khảo sát của nhóm nghiên cứu Boston, một nửa số lượng khách hàng trong độ tuổi 25 – 35 (sinh năm 1980 – 1990) được hỏi đã cho biết rằng, “chúng tôi luôn ưu tiên sử dụng các nhãn hiệu sản phẩm có các chương trình hoạt động vì lợi ích của xã hội”.
Điều này cho thấy rằng, thật ra rất nhiều khách hàng mong muốn những thương hiệu sản phẩm mình sử dụng có tham gia tích cực vào các hoạt động cộng đồng.
3. Thúc đẩy nhân viên
Đừng ngần ngại khuyến khích và thúc đẩy sự tham gia cũng như đóng góp ý kiến từ nhân viên cho các hoạt động mang lại lợi ích xã hội.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng, mối liên kết của nhân viên đối với công ty sẽ thêm chặt chẽ khi họ có hứng thú và đóng góp công sức vào những hoạt động hỗ trợ cộng đồng của công ty mình. Từ đó, họ sẽ hăng say làm việc hơn.
4. Hợp tác với tổ chức thiện nguyện có uy tín
Việc thiết lập mối quan hệ đối tác lâu dài với một tổ chức xã hội phi lợi nhuận vô cùng quan trọng. Bởi vì bạn có thể tận dụng những kinh nghiệm quý giá cũng như sự chuyên nghiệp của họ để mang đến hiệu quả lâu dài và bền vững cho hoạt động hoặc chiến dịch của công ty.
5. Chú trọng việc chọn phát ngôn viên
Nói về chiến dịch “Turn it up for change” của Tập đoàn khách sạn Starwood, Ingham chia sẻ: “Để quảng bá thông điệp của mình, chúng tôi đã hợp tác làm việc với Jennifer Hudson – người từng thắng giải Grammy và Oscar. Sự nhiệt huyết của cô ấy khi thực hiện chiến dịch vì cộng đồng LGBT giúp làm ‘lây lan cảm xúc’ cho cả tập thể”.
Tuy nhiên, để hoạt động cộng đồng của mình tiếp cận được với đông đảo mọi người, nếu không có đủ điều kiện mời các nghệ sĩ tên tuổi, bạn cũng có thể chọn những nhân vật gần gũi nhưng có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực mà bạn sắp thực hiện chiến dịch.
6. Quảng bá chiến dịch qua các phương tiện truyền thông
Để nhân rộng tầm ảnh hưởng của chương trình, chiến dịch vì cộng đồng, đừng quên tận dụng nguồn lực của các phương tiện truyền thông, đặc biệt là mạng xã hội.
Chẳng hạn như đối với chiến dịch “Turn it up for change”, chuỗi khách sạn W đã tặng 20 đô la cho mỗi một dòng nội dung đăng tải trên mạng xã hội có sử dụng hashtag “#TURNITUPFORCHANGE” tại sự kiện ra mắt chiến dịch cũng như trong nhiều chương trình quảng bá tiếp theo trong suốt khoảng thời gian 1 năm.
Bên cạnh đó, các đại sứ của chiến dịch cũng có thể giúp bạn khuếch trương tầm ảnh hưởng đến nhiều người bằng cách chia sẻ nội dung trên trang mạng xã hội cá nhân của họ.

9 thứ người giàu nghĩ và hành động khác người nghèo

9 thứ người giàu nghĩ và hành động khác người nghèo
Vì sao người giàu dễ kiếm tiền còn người nghèo chật vật mới có được cuộc sống tử tế? Câu trả lời là hành động, suy nghĩ, quan điểm sống của họ khác nhau, Lifeandmy Finance.

1. Tin vào quy luật thu nhập

Người giàu tin rằng tiền họ làm ra phản ánh đúng những giá trị bản thân mang lại cho thị trường. Nói cách khác, nếu tập trung tạo ra được một sản phẩm mà ai cũng cần/muốn, họ sẽ được trả công xứng đáng.
Ví dụ như câu chuyện về người phát minh ra gương chiếu hậu có khả năng tự động làm mờ - sản phẩm xuất hiện trên hầu hết các xe ôtô tại Mỹ. Liệu anh ta có xứng đáng được trả 15 USD cho mỗi giờ bỏ ra sáng tạo sản phẩm này? Hay là bởi sản phẩm thành công tuyệt đối, anh ta nên nhận được một phần cho mỗi chiếc bán được? Chắc hẳn trường hợp thứ hai sẽ hợp lý hơn cả.
Người nghèo tin rằng chúng ta nên được trả lương như nhau, bất chấp sản phẩm mỗi người làm ra là khác nhau. Với tư tưởng này, sự cải tiến sẽ chẳng thể tồn tại. Người nghèo thì vẫn cứ nghèo, và nguy hiểm hơn là việc những người khác cũng sẽ nghèo như họ.
2. Tập trung vào cơ hội chứ không phải khó khăn
Ngày xưa, có một người bán giày tha phương, cố gắng bán những đôi giày cho người bản xứ. Vấn đề duy nhất ở đây là chẳng ai ở đó đi giày, vì vậy việc bán hàng rất khó khăn. Không lâu sau, người bán giày bỏ cuộc và quyết định rời nơi đó.
Trên đường rời đi, ông gặp một người bán giày khác. "Đừng mất công vào thị trấn này làm gì", người thứ nhất nói. "Những người dân ở đó thậm chí còn chẳng đi giày". Đôi mắt của người thứ hai chợt sáng lên: "Không ai đi giày? Vậy là tôi có thể bán giày cho tất cả mọi người ở đó! Thật là may mắn khi tìm được một thị trường mới mẻ!"
Mấu chốt vấn đề chính là góc nhìn. Người nghèo thường nhìn thấy chướng ngại vật và nhanh chóng bỏ cuộc. Trong khi đó, người giàu nhìn ra cơ hội và dám thử những gì người khác không dám làm.
Người giàu tin rằng tiền họ làm ra phản ánh đúng những giá trị bản thân mang lại cho thị trường. Ảnh: Pixshark.
3. Kết giao với những người tích cực và thành công
Người giàu hiểu rằng thái độ có vai trò rất quan trọng. Nếu họ cứ kết giao với những người luôn phàn nàn về thời tiết, phản đối chính phủ, kêu ca về nền kinh tế, thì sớm muộn chính họ cũng sẽ hình thành những thói quen đó.
Ngược lại, nếu kết giao với những người thường nói về thành công, cơ hội hay những điều tích cực trong cuộc sống, nhiều khả năng họ sẽ nhìn nhận thế giới theo một góc độ hoàn toàn khác!
Thay vì nghĩ về thế giới xung quanh như một nơi tồi tệ, người giàu nhận thấy đó là một mảnh đất phát triển, đầy thành công và cơ hội. Một ví dụ điển hình là người dân Mỹ với những người nhập cư vào Mỹ.
Những người nhập cư vào Mỹ có khả năng trở thành triệu phú cao gấp 4 lần so với dân bản địa. Lý do chính là bởi trong khi người bản địa chỉ tập trung nói xấu về cuộc sống ở Mỹ, người nhập cư nhìn nhận đất nước này như một mảnh đất đầy cơ hội.
4. Dám tự đề cử bản thân
Người giàu không ngần ngại nói cho bạn biết họ giỏi thế nào, và hầu như họ không nói quá. Người nghèo có thể giỏi nhiều thứ, nhưng họ thường tự hạ thấp bản thân mình. Bởi vậy, kỹ năng của họ sẽ thường không được đánh giá cao.
Nếu bạn muốn giàu có, hãy học cách chứng tỏ giá trị của bản thân.
5. Vượt lên trên mọi vấn đề
Người nghèo khi nhìn nhận thất bại sẽ đổ lỗi cho vận xui và sau đó ngừng cố gắng. Trong khi đó, mặc dù nhiều vấn đề có thể gây khó khăn cho người giàu, họ sẽ không bỏ cuộc. Người giàu sẽ làm việc cho đến khi tìm ra giải pháp để đạt được chiến thắng cuối cùng.
Một câu chuyện có thể được lấy làm ví dụ cho luận điểm này. Một mảnh đất được rao bán dưới dạng "phục vụ mục đích dân sinh". Nhiều nhà đầu tư trong khu vực hiểu rằng giá trị của mảnh đất sẽ tăng lên đến 25 lần nếu được sử dụng với mục đích thương mại. Tuy nhiên, nhiều người không thành công với đề nghị thay đổi này, bởi thế mà giá của mảnh đất vẫn bị thấp đi rất nhiều.
Mọi chuyện chỉ ngã ngũ khi một phụ nữ dũng cảm vào cuộc. Bà mua lại mảnh đất và thuê một đội luật sư. Sau vài tháng trời nỗ lực bền bỉ, bà đã biến khoản đầu tư của mình trở thành đất thương mại. Kể cả khi trừ đi chi phí thuê luật sư, bà vẫn thu về 20 lần khoản đầu tư chỉ sau vài tháng. Bằng cách đối diện và vượt qua vấn đề, bà đã trở nên giàu có.
Nếu bạn muốn giàu có, hãy học cách chứng tỏ giá trị của bản thân. Ảnh: Envato.
6. Người giàu có tư tưởng "ăn tất"
Từ lâu các chuyên gia kinh tế đã nghĩ ra cụm từ "chi phí cơ hội".
Hiểu đơn giản, chi phí cơ hội tức là khi đã lựa chọn một điều gì đó, bạn sẽ phải bỏ qua những lựa chọn còn lại. Nói cách khác, nếu có 5 USD và dùng nó để mua một que kem, bạn sẽ phải bỏ qua phong kẹo cao su mà bạn cũng muốn mua.
Đó là cách nghĩ của người nghèo. Họ có một khoản tiền nhất định và cho rằng họ sẽ chỉ được tiêu vào một thứ chứ không thể lựa chọn tất cả. Nghe thì có vẻ hợp lý, nhưng người giàu thì sẽ tập trung làm sao để chọn được tất cả.
Nếu đưa cho người giàu 5 USD, trong khi họ muốn cả kem cả kẹo cao su, họ sẽ quyết lấy được cả hai. Để làm điều này, họ sẽ không mua kem hay kẹo ngay từ đầu. Thay vào đó, họ đầu tư một thùng 24 chai nước với giá 5 USD. Sau đó, họ sẽ mang những chai nước đi bán cho người qua đường với giá 50 cent mỗi chai, và cuối cùng thu được 12 USD. Vậy là họ sẽ có thể mua cả kem lẫn kẹo mà vẫn còn thừa 2 USD.
Người giàu có tư tưởng "ăn tất", chứ không phải "chọn một".
7. Tập trung vào giá trị ròng, không phải thu nhập
Người nghèo thường nói về tiền lương theo giờ, trong khi người giàu hiểu rằng tiền lương chẳng quan trọng bằng giá trị ròng của một cá nhân. Một người có thể kiếm được nhiều tiền trong một giờ, nhưng nếu không biết giữ, họ sẽ sớm rỗng túi.
Người giàu biết rằng giá trị ròng lớn sẽ giúp mang lại nhiều cơ hội và tài sản lớn hơn trong tương lai.
8. Luôn học hỏi và phát triển
Ngày nay nhiều trẻ em nghĩ rằng chúng chỉ việc học thật giỏi để kiếm tấm bằng rồi sau đó sẽ chẳng phải đụng đến sách vở nữa. Dự định này có thể thực hiện được, tuy nhiên điều đó cũng có nghĩa là chúng sẽ mãi nghèo.
Người giàu coi trọng tri thức vì họ hiểu rằng học hỏi càng nhiều, khả năng thành công càng tăng. Một triệu phú trung bình mỗi tháng đọc một quyển sách phi hư cấu, bởi họ muốn hoàn thiện bản thân cũng như trở thành con người mà họ ước ao trở thành.
Một người rỗng túi chẳng đọc gì cả và mãi không bao giờ thay đổi. "Người giàu luôn học hỏi và phát triển, còn người nghèo thì nghĩ họ biết đủ rồi".
Người giàu coi trọng tri thức vì hiểu rằng học hỏi càng nhiều, họ sẽ càng tăng khả năng thành công. Ảnh: News-bite.
9. Không ngại chọn con đường khó khăn
Người nghèo thường vẫn nghèo vì họ luôn chọn con đường dễ dàng, cho đến khi họ gặp phải hoàn cảnh khốn cùng. Ví dụ, một người có thể chọn lựa làm việc ở cửa hàng tạp hoá với mức lương 8 USD mỗi giờ và có thể học hỏi được từ người chủ cửa hàng tài ba.
Tuy nhiên, thay vào đó, người này lại cho rằng 8 USD một giờ chẳng đáng là bao và quyết định buôn bán thuốc phiện để kiếm được 200 US một giờ. Con đường khó khăn có thể đã giúp họ trở thành một thương nhân thành công, nhưng họ lại chọn con đường dễ dàng để rồi dẫn đến nghiện ngập và tù tội.
Người giàu không ngại con đường khó khăn bởi vì họ nghĩ cho tương lai lâu dài. Cuộc sống hiện tại có thể khó khăn, nhưng họ hiểu rằng hành động hôm nay có thể dẫn đến lợi ích lớn lao trong tương lai. Vì thế, họ bước từ từ và luôn nhìn vào đích đến.
Bằng cách luôn tập trung và làm những điều người giàu vẫn làm, rất nhiều người trong số họ cũng trở nên giàu có và thành công.

5 ứng dụng hữu ích dành cho chủ doanh nghiệp nhỏ

5 ứng dụng hữu ích dành cho chủ doanh nghiệp nhỏ
Bạn kinh doanh online hay là chủ doanh nghiệp nhỏ vận hành hoạt động kinh doanh của mình cả ngày lẫn đêm? Bạn sẽ gặp phải những khó khăn trong việc giao tiếp, cân bằng cuộc sống, kế toán hay một số những vấn đề quản lý hàng ngày mà bạn không đủ thời gian để giải quyết.

5 ứng dụng hữu ích dành cho chủ doanh nghiệp nhỏ
Bạn kinh doanh online hay là chủ doanh nghiệp nhỏ vận hành hoạt động kinh doanh của mình cả ngày lẫn đêm? Bạn sẽ gặp phải những khó khăn trong việc giao tiếp, cân bằng cuộc sống, kế toán hay một số những vấn đề quản lý hàng ngày mà bạn không đủ thời gian để giải quyết. 5 ứng dụng dưới đây sẽ hữu ích cho bạn trong việc giải quyết vấn đề đó.
1. Dropbox
Bạn muốn gửi email dung lượng trên 25MB và hệ thống email của khách hàng không chấp nhận? Đã có giải pháp đơn giản. Đăng ký 1 tài khoản trên Dropbox và ngay lập tức bạn sẽ có 2GB, cho phép bạn lưu trữ và chia sẻ file với bất cứ ai ở bất cứ nơi đâu.
Dropbox cũng là giải pháp tốt nếu bạn cần truy cập nhiều file của khách hàng hay làm việc cùng khách hàng trên không gian chung này.
Ngoài ra, bạn có thể dùng Google Drive, Box hay One Drive. Những ứng dụng này có cùng công dụng cho Dropbox. Tuy nhiên, mỗi ứng dụng sẽ có những ưu điểm và khuyết điểm riêng. Bạn sẽ là người quyết định chọn sử dụng ứng dụng nào.
2. TeamViewer


Đây là một trong những công cụ liên lạc được ưa dùng sau Skype. Thỉnh thoảng khó mà giao tiếp suôn sẻ qua điện thoại hay email khi mà bạn cần phải cho khách hàng thấy rõ cách làm như thế nào. Và đây là lúc sử dụng TeamViewer. Bạn có thể truy cập vào máy tính của khách hàng từ xa thông qua TeamViewer, và điều khiển máy tính của họ.
Đây là điều mà điện thoại hay email không thể làm được. Truy cập trực tiếp vào máy tính của khách hàng và hướng dẫn họ làm như thế nào, hay giúp họ làm. Tất cả thông qua TeamViewer, thế là vấn đề được giải quyết!
TeamViewer dùng được cả Windows và Mac, vì thế bạn không cần phải lo lắng về tính tương thích nhé!
3. Wave Accounting
Hệ thống kế toán giấy tờ có vẻ như nhàm chán và không được “thân thiện môi trường” lắm. Đối với doanh nghiệp nhỏ, bạn có thể không cần đến hệ thống kế toán giấy tờ hay tập tin (file), bạn có thể làm toàn bộ những công việc kế toán trên phần mềm kế toán dựa trên nền tảng web Wave Accounting.
Với Wave Accounting, bạn có thể quản lý và làm tất cả những việc như lưu trữ hoá đơn, ra hoá đơn, chứng từ, thanh toán và tính lương online. Tất cả các biểu mẫu có sẵn và bạn chỉ cần điền thông tin vào. Đơn giản và tiết kiệm thời gian!
Phần mềm này hoàn toàn miễn phí, trừ khi bạn muốn bổ sung thêm tính năng.
4. Bitrix24

Muốn tối ưu hoá việc giao tiếp và tương tác giữa các nhân viên/đồng nghiệp trong công ty? CRM là một giải pháp. CRM là chữ viết tắt của cụm Customer Relationship Management (Quản lý khách hàng), và Bitrix24 là một ứng dụng web nhỏ cho doanh nghiệp nhỏ.
Bitrix24 chính là một CRM có tính năng của một mạng xã hội nội bộ, lưu trữ, chia sẻ file làm việc, quản lý khách hàng hiện tại và tiềm năng, giao việc, báo cáo, và bạn thậm chí có thể gọi điện trực tiếp từ ứng dụng này! Hơn thế nữa, ứng dụng này tích hợp cho cả Android và iOS nên bạn có thể truy cập từ điện thoại di động.
Ứng dụng cho phép kết nối 12 người và không gian lưu trữ là 5GB. Bạn có thể dùng phiên bản cho điện thoại di động, hoàn toàn miễn phí.
5. Evernote

Ứng dụng này được sử dụng nhiều ở hầu hết mọi nơi. Evernote sẽ quản lý việc ghi chép của bạn. Nó có thể đồng bộ hoá từ máy tính đến điện thoại di động và ngược lại.
Bất cứ khi nào bạn cần đặt một ghi nhớ nhắc nhở cho công việc, lưu trang web yêu thích hoặc đơn giản chỉ là chia sẻ ghi chú mà bạn vừa ghi lại cho đồng nghiệp, Evernote sẽ làm được tất cả điều này.